selection-banner

Cách Chăm Sóc Sức Khỏe Khi Du Lịch Tết Ở Vùng Biển

Biển đảo luôn nằm trong top các lựa chọn du lịch dịp lễ Tết của nhiều du khách Việt. Để du xuân an toàn nơi biển cả, bạn cần trang bị đủ kiến thức cần thiết. Hãy tham khảo những cách chăm sóc sức khỏe khi du lịch biển dịp Tết Nguyên Đán sắp tới nhé! Nhờ đó, bạn sẽ có thể bảo vệ bản thân lẫn bạn đồng hành và có một chuyến đi thuận lợi. 

 

Ngủ nghỉ đủ giấc

 

Đi du lịch, ai cũng muốn tranh thủ thời gian để trải nghiệm mọi thứ. Dù vậy, bạn đừng bao giờ để mình kiệt sức vì thiếu ngủ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bạn cứ ngủ nghỉ mỗi khi cần tái tạo năng lượng để tiếp tục cuộc chơi. Nếu khó dỗ giấc vì lạ chỗ, bạn nên thử nhiều cách khác nhau để chìm vào giấc ngủ. Đó có thể là nghe nhạc, ngửi tinh dầu/trầm hương, ngâm chân vào nước ấm, đọc sách,... 

 

Ngủ nghỉ đủ giấc

 

Chú ý chế độ ăn uống 

 

Bệnh từ miệng vào nên hãy cẩn thận chế độ ăn uống khi đi du xuân đầu năm nhé. Chẳng ai muốn đau ôm ngay dịp năm mới đâu! Khi quyết định du lịch biển, bạn chắc hẳn sẽ nếm thử đủ loại hải sản. Bạn cần biết mình có bị dị ứng với loài nào không, hạn chế ăn nhiều món sống hoặc tái và không uống nhiều đồ có cồn, chất kích thích. 

 

Quan trọng hơn cả, bạn nên cố gắng uống nhiều nước vì dễ bị thiếu nước khi đi du lịch. Tốt nhất là khởi động ngày mới bằng một cốc nước ấm lớn ngay sau khi thức dậy. Ngoài ra, hãy luôn mang theo mình một chai nước. 

 

Chú ý chế độ ăn uống

 

Rửa tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ

 

Chúng ta tiếp xúc với vô số vi khuẩn, vi trùng mỗi ngày và càng nhiều hơn khi đi du lịch, nhất là vào thời điểm đông đúc như Tết Nguyên Đán. Tay là bộ phận tiếp xúc nhiều vào các bề mặt. Do đó, bạn nên thường xuyên rửa/lau tay, đeo khẩu trang để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Khi trở về phòng nghỉ sau một ngày dài, hãy tắm rửa và vệ sinh cơ thể thật kỹ. 

 

Chống say sóng

 

Ra biển du lịch bằng đường thủy, không ít du khách gặp tình trạng say sóng, xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn. Có nhiều cách để hạn chế như uống thuốc, ngậm gừng, kẹo bạc hà, hít thở sâu và nhìn vào một vật cố định, không uống rượu bia,...  

 

Chống say sóng

 

Những lưu ý an toàn khi tắm biển

 

Khởi động trước khi xuống biển

Để không bị chuột rút dưới nước, trước khi tắm biển, bạn cần khởi động một lúc, nhưng chú ý không vận động quá sức. Bạn có thể tập thể dục nhẹ hoặc dạo bộ quanh bãi biển. Lời khuyên khác cho bạn là không lao vội xuống nước mà ngâm mình từ từ vào dòng nước. 

 

Không phơi nắng quá lâu

Tắm nắng lâu sẽ không tốt cho làn da lẫn sức khỏe của bạn. Bạn nhớ sử dụng kem chống nắng và nằm dưới ánh nắng dịu trong khoảng thời gian vừa đủ nhé! Đặc biệt, chớ nên tắm nắng quá lâu trước khi xuống nước vì dễ bị cảm lạnh.

 

Những lưu ý an toàn khi tắm biển

 

Không nhịn đói hoặc ăn quá no khi xuống nước

Để giữ sức khỏe khi du lịch biển, bạn nên ăn lót dạ trước khi tắm biển. Sau khi bơi vài vòng, bạn sẽ dễ bị đói bụng nên hãy nạp thêm đồ ăn, thức uống mang theo hoặc mua ở các hàng quán bên bờ biển. 

 

Lưu tâm những khu vực cần tránh khi bơi

Ở các bãi biển thường có nhiều biển cảnh báo khu vực nước sâu, có thể gây nguy hiểm. Bạn tuyệt đối không được bơi khỏi vùng an toàn, xa bờ, tránh những nơi có dòng nước xoáy, nước ngược. Không nên tắm biển vào những ngày sóng lớn, đang chịu ảnh hưởng của gió bão. 

 

Các cầu cảng và trụ neo rải rác trên biển cũng là điểm cần tránh vì có nhiều động vật biển thân mềm như sứa ẩn náu. Trong trường hợp bị sứa cắn, hãy mau chóng lên bờ, chà xát chanh rồi tắm lại bằng nước ngọt.

 

Khi nào cần lên bờ ngay lập tức?

 

  • Khi bạn thấy ngứa ngáy, ớn lạnh, mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy, bị chuột rút, rối loạn thị giác, có dấu hiệu bị trướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
  • Khi bờ biển yên lặng bất thường, nước rút ra xa và xuất hiện những đàn chim bay dáo dác.

 

Những lưu ý an toàn khi tắm biển

 

Một số trường hợp không được tắm biển

 

Du khách không tắm biển nếu mắc một trong các chứng bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ. Những người mắc chứng dễ sợ hãi vì kích thích đột ngột cũng nên hạn chế các hoạt động dưới nước. 
 

Mang theo các loại thuốc

 

Đây là một trong những cách chăm sóc sức khỏe khi du lịch Tết thường bị ngó lơ. Tuy nhiên, với du lịch biển đảo, đôi khi bạn sẽ bị hạn chế nếu cần mua thuốc gấp. Vì vậy, sẽ chẳng thiệt thòi gì nếu chuẩn bị sẵn một vài loại thuốc cơ bản như hạ sốt, thuốc trị nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, băng cá nhân, thuốc chống say tàu xe,... 

 

Bạn cũng đừng quên đem theo thuốc đặc trị riêng nếu đang điều trị căn bệnh nào đó. Việc uống đủ liều sẽ có thể giúp bạn duy trì trạng thái sức khỏe và không bị kháng thuốc. 

 

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khi đi du lịch biển

 

Nếu đi biển cùng trẻ nhỏ dịp Tết, bạn luôn phải để mắt tới trẻ, đảm bảo con em mình an toàn và không có mối nguy nào rình rập. Những thay đổi về khí hậu, môi trường, thực phẩm,... dễ khiến trẻ em bị bệnh. Hãy trang bị đủ thuốc men, đồ ăn thức uống và kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhé! 

 

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khi đi du lịch biển

 

Trong trường hợp bé đã bắt đầu có đủ nhận thức và hiểu biết, bạn nên chỉ bảo cho bé cách ứng phó với các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch tới chốn đông người dịp Tết. 


Bạn hãy chia sẻ các cách chăm sóc sức khỏe và giữ an toàn cho những người sẽ đồng hành cùng mình trong chuyến du lịch Tết ở biển đảo sắp tới nhé! Hy vọng các bạn đều sẽ có hành trình du xuân thú vị và suôn sẻ. Ngoài ra, Visit Vietnam Tours có nhiều gói du lịch hấp dẫn tới vùng biển Việt Nam, mời bạn thoải mái tham khảo và liên hệ tư vấn nhé!